10 thương vụ sáp nhập có giá trị lớn nhất làng công nghệ

Sau khi thực hiện được thương vụ có giá trị lớn nhất trong lịch sử làng công nghệ thế giới, có lẽ Michael Dell đang mở rượu Champagne để ăn mừng. Tuy nhiên trước khi ăn mừng, Dell nên nhìn lại những thương vụ bóng ma đã từng ám ảnh làng công nghệ trong quá khứ.

CEO Joe Tucci của EMC (bên trái) và nhà sáng lập, CEO Michael Dell.
CEO Joe Tucci của EMC (bên trái) và nhà sáng lập, CEO Michael Dell

Đó hầu hết là những thương vụ sáp nhập có giá trị khổng lồ, nhưng đều dẫn đến kết cục là các công ty này lâm vào khủng hoảng, giá trị cổ phiếu lao dốc và cắt giảm nhân sự. Bên cạnh đó chỉ có một số ít hãng công nghệ hái quả ngọt sau những thương vụ sáp nhập này.

Oracle là một trong số ít công ty công nghệ thực hiện được một thương vụ sáp nhập có lời. Tháng 1 năm 2008, công ty này bỏ ra 7,9 tỷ USD để mua lại BEA Systems và được hưởng lợi rất nhiều từ bộ công cụ ứng dụng WebLogic, hỗ trợ phát triển và quản lý ứng dụng web.

Năm 1998, Compaq đã mua lại Digital Equipment Corp, một công ty chuyên về máy chủ với giá trị 9,6 tỷ USD. Tuy nhiên sau đó, trong khi thị trường máy tính phát triển như vũ bão thì Compaq lại đang bận giải quyết các vấn đề của DEC như chi phí vận hành cao, tốc độ phát triển chậm và có quá ít sản phẩm hấp dẫn.

Năm 2005, hãng diệt virus Symantec đã mua lại công ty lưu trữ dữ liệu Veritas với giá 13,5 tỷ USD. Với kế hoạch là để trở thành một công ty cung cấp đồng thời dịch vụ lưu trữ dữ liệu và bảo mật. Sau một thập kỷ đáng thất vọng, cuối cùng Symantec phải bán lại Veritas với giá 8 tỷ USD vào giữa năm 2015.

Con đường thâu tóm PeopleSoft của Oracle phải trải qua vô vàn chông gai, kịch tính. Oracle đã đưa ra 2 lời đề nghị tiếp quản cưỡng ép nhưng đều bị PeopleSoft từ chối, trước khi Bộ Tư pháp Mỹ vào cuộc vì những lo ngại liên quan đến độc quyền. Tuy nhiên, tháng 11/2004, thương vụ 10,3 tỷ USD này cũng được thông qua và hiện tại, PeopleSoft vẫn nằm trong danh mục sản phẩm mà Oracle cung cấp.

Hãng công nghệ lưu trữ dữ liệu Electronic Data Services (EDS) được thành lập vào năm 1962 bởi doanh nhân và cựu ứng cử viên tổng thống Mỹ Ross Perot. Vào tháng 7 năm 2008, HP đã quyết định mua lại EDS với số tiền 13,9 tỷ USD để phát triển mảng kinh doanh mới là HP Enterprise Services. Tuy nhiên sau khi thương vụ này được hoàn tất, HPES liên tục phải cắt giảm nhân sự để giúp tăng trưởng lợi nhuận.

Trong tháng 6 năm 2000, công ty công nghệ quang học JDS Uniphase đã mua lại chính đối thủ của mình là E-Tek Dynamics với mức giá 15 tỷ USD, nhằm đẩy mạnh sản xuất mảng thiệt bị mạng cáp quang. Tuy nhiên chỉ ít lâu sau khi thương vụ này hoàn tất, bong bóng công nghệ phát nổ và JDS Uniphase đã chịu ảnh hưởng nặng nề. Mặc dù công ty vẫn cố gắng duy trì hoạt động, nhưng đến giữa năm 2015, JDS Uniphase đã phải quyết định tách ra thành hai công ty con.

Vào tháng 3 năm 2000, công ty bảo mật email doanh nghiệp Verisign đã bỏ ra 20,8 tỷ USD để thâu tóm hãng đăng ký tên miền Network Solutions. Tuy nhiên chi phí hoạt động của Network Solutions quá cao trong khi doanh thu không đủ bù đắp, cộng thêm các cáo buộc vi phạm luật chứng khoán đã khiến cho Verisign phải thanh lý lại thương vụ có giá trị khổng lồ này với mức giả rẻ mạt.

Năm 2002, dưới sự lãnh đạo của cựu CEO Carly Fiorina, HP đã quyết định bỏ ra 19 tỷ USD để mua lại hãng máy tính đối thủ Compaq. Mặc dù tại thời điểm đó, cả HP lẫn Compaq đều đang gặp nhiều khó khăn trong mảng kinh doanh PC. Kết quả sau đó là một thảm họa khó quên nhất trong lịch sự các thương vụ sáp nhập, khi mà HP đã phải sa thải tới 30.000 nhân viên để cắt giảm chi phí hoạt động.

Không chỉ mua lại E-Tek Dynamics với mức giá 15 tỷ USD, JDS Uniphase còn bỏ ra 41 tỷ USD để thâu tóm hãng sản xuất linh kiện SDL với tham vọng phát triển trong nhiều lĩnh vực kinh doanh công nghệ khác nhau. Nhưng kết cục cuối cùng JDS Uniphase đã phải tách thành 2 công ty con là Lumentum chuyên sản xuất công nghệ quang học và Viavi chuyên tư vấn về dịch vụ mạng.

Thương vụ lớn nhất lịch sử có giá trị lên đến 181,6 tỷ USD. Đó là vào năm 2000, khi AOL tuyên bố mua lại nhà cung cấp dịch vụ internet Time Warner với tham vọng trở thành gã khổng lồ truyền thông lớn nhất thế giới. Tuy nhiên tham vọng đó đã không trở thành hiện thực, khi vào năm 2009, Time Warner đã tách ra khỏi AOL để trở thành một công ty độc lập.

Liên hệ với chúng tôi